Bài 09: Mảng trong JavaScript


Mảng là một đối tượng được sử dụng để lưu trữ nhiều giá trị trong một biến duy nhất
1 Mảng căn bản
a.Tạo một mảng:
        var arrayName = new Array();
b. Thêm một phần tử vào mảng:
        arrayName[0] = value;
c. Các cách tạo một mảng:
 Cách 1:
var students = new Array();
students[0] = "Nguyen Van A";
students[1] = "Nguyen Van B";
students[2] = "Nguyen Van C";
Cách 2:
var students=new Array("Nguyen Van A","Nguyen Van B","Nguyen Van C");
Cách 3:
var students=["Nguyen Van A","Nguyen Van B","Nguyen Van C"];
d. In từng phần tử trong mảng:
document.write(students[0]);
e. In tất cả mảng:
<script type="text/javascript">
        var students=["Nguyen Van A","Nguyen Van B","Nguyen Van C"];
        for (x in students)
        {
               document.write(students[x] + "<br />");
        }
</script>

<script type="text/javascript">
        var students=["Nguyen Van A","Nguyen Van B","Nguyen Van C"];
        document.write(students);
</script>

f. Lấy chiều dài của một mảng:
<script type="text/javascript">
        var students=["Nguyen Van A","Nguyen Van B","Nguyen Van C"];
        document.write(students.length);
</script>

2 Nối mảng (concat):
Khi chúng ta có nhiều mảng và chúng ta muốn nối các mảng lại với nhau thì chúng ta dùng phương thức concat() của đối tượng mảng
Cú pháp:
array.concat(array2, array3, ..., arrayX);
Ví dụ 1:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  var str_2 = ["d","e","f"];
  var str_3 = ["g","h","i"];
  var charaters;
  charaters = str_1.concat(str_2);
  document.write(charaters);
</script>
Ví dụ 2:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  var str_2 = ["d","e","f"];
  var str_3 = ["g","h","i"];
  var charaters;
  charaters = str_1.concat(str_2,str_3);
  document.write(charaters);
</script>

3 Nối các phần tử trong mảng (join):
Phương thức này giúp chúng ta có thể tạo ra một chuỗi từ các phần tử trong một mảng và được ngăn cách bằng một ký tự bất kỳ
Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  var str_2 = ["d","e","f"];
  var str_3 = ["g","h","i"];
  var charaters;
  charaters = str_1.join("|");
  document.write(charaters);
</script>

4. Xóa một phần tử ở cuối mảng (pop):
Để bỏ đi một phần tử ở cuối mảng chúng ta có thể sử dụng phương thức pop().
 Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  document.write(str_1 + "<br>");
  document.write(str_1.pop() + "<br>");
  document.write(str_1 + "<br>");      
</script>

5. Thêm một phần tử vào cuối mảng (push):
 Phương thức push() dùng để thêm 1 phần tử vào cuối mảng, và sau khi thực hiện phương thức này chúng ta sẽ nhận được giá trị chiều dài mới của mảng.
Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  document.write(str_1 + "<br>");
  document.write(str_1.push("d") + "<br>");    
  document.write(str_1 + "<br>");
  document.write(str_1.push("e","f") + "<br>");
  document.write(str_1 + "<br>");
</script>

6. Đảo ngược một mảng (reverse):
 Để đảo ngược thứ tự của một mảng trong JavaScript, chúng ta sử dụng phương thức reverse()

Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  document.write(str_1 + "<br>");
  str_1.reverse();
  document.write(str_1 + "<br>");
</script>

7. Loại bỏ một phần tử ở đầu mảng (shift):
Phương thức shift() dùng để loại bỏ phần tử ở đầu mảng. Sau đó trả về giá trị của phần tử mảng đã xóa.
Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c"];
  var x;
  document.write(str_1 + "<br>");
  x = str_1.shift();
  document.write(x + "<br>");
  document.write(str_1 + "<br>");
</script>

8. Tạo một mảng mới từ một mảng đã có sẵn (slice):
 Phương thức slice(start, end) giúp chúng ta tạo một mảng mới từ một mảng đã có sẵn bằng cách nhập vào vị trí bắt đầu và kết thúc
 Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c",1,2,3];
  var x;
  document.write(str_1 + "<br>");
  x = str_1.slice(0,5);
  document.write(str_1 + "<br>");
  document.write(x + "<br>");
</script>

8 Sắp xếp mảng (sort):
 Phương thức sort() giúp chúng ta sắp xếp một mảng theo giá trị của các phần tử trong mảng đó
 Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c",1,2,3];
  var x;
  document.write(str_1 + "<br>");
  str_1.sort();
  document.write(str_1 + "<br>");      
</script>

9 Thêm và xóa các phần tử của mảng (splice):
Phương thức splice() giúp chúng ta xóa các phần tử trong mảng theo vị trí nhập vào (giống slice()) và thêm vào các phần tử mảng mới vào cuối mảng (giống push())
Ví dụ:
<script type="text/javascript">\\\
  var str_1 = ["a","b","c",1,2,3];
  var x;
  document.write(str_1 + "<br>");
  str_1.splice(0,2,"Nguyen Van A","Nguyen Van B", 6,7,8);
  document.write(str_1 + "<br>");      
</script>

10. Chuyển một mảng thành chuỗi (toString):
 Phương thức toString() giúp chúng ta chuyển một mảng thành một chuỗi, hãy xem ví dụ sau:
 Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c",1,2,3];
  var x;
  x = str_1.toString();
  document.write(x);
</script>

11. Thêm một phần tử mới vào đầu mảng (unshift):
 Phương thức unshift() giúp chúng ta thêm các giá trị vào một mảng và trả về một mảng mới
 Ví dụ:
<script type="text/javascript">
  var str_1 = ["a","b","c",1,2,3];
  var x;
  document.write(str_1 + "<br>");
  str_1.unshift(100);
  document.write(str_1 + "<br>");
  str_1.splice(0,0,200);
  document.write(str_1 + "<br>");
</script>

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Best Buy Coupons